Trụ sở:33 Lê văn Huân , P13, Q Tân Bình , TPHCM

Khám phá tháp bà Po Nagar

Với nền văn hóa Chăm Pa cổ trải dài suốt một dải duyên hải miền Trung thì những khu đền tháp Chăm Pa cổ vẫn còn lại khá nhiều dù đã trải qua sự phong hóa của thời gian, sự phá hủy của chiến tranh. Có không ít những khu đền tháp Chăm Pa cổ bị bỏ hoang, nằm trơ trơ cùng mưa nắng và cũng có không ít đền tháp Chăm Pa cổ đã được trùng tu.

Khái quát về tháp Bà 

Đến với thành phố biển Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa, ngoài việc tắm biển hay tham gia vào những hoạt động vui chơi, giải trí với biển thì bạn có thể leo núi cô Tiên và đi thăm quan đền tháp Bà Po Nagar.

tháp bà Po Nagar

Tháp Po Nagar còn có tên Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar, còn tên tiếng Việt là Tháp Thiên Y Thánh Mẫu. Là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao 10m – 12m so với mực nước biển, cạnh cửa sông Cái tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi Tháp Po Nagar được dùng để gọi cả công trình này nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất, cao 23m. Ngôi đền được xây dựng vào thời kỳ đạo Hinđu ( Ấn Độ giáo) đang cường thịnh, khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàng Vương Quốc , vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.

 Truyền thuyền về tháp Bà

Theo truyền thuyết thì nữ vương Po Ina Nagar, hay còn gọi là Yang Pô Nagara, Po Ana gar hay Bà Đen mà người Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana. Là vị nữ thần được tạo nên bởi mây trời và bọt biển, người tạo ra Trái Đất, sinh ra gỗ quý, cây cối và lúa gạo.  

tháp bà Po Nagar

Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa), Po Rarai Anaih - nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần Manthit (Phan Thiết). Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt thờ cúng, nhưng đã cho nữ thần mặc quần áo theo kiểu Phật giáo.

Kiến trúc Po Nagar


Bước qua cổng, đi từ dưới lên trên ta có thể thấy tổng thể kiến trúc Po Nagar chia làm 3 tầng kiến trúc. Ở tầng đầu tiên hay gọi là tầng thấp, nếu bạn không chú ý sẽ khó phát hiện ra những tàn tích còn rất ít vì nó hầu như đã bị phá hủy không còn lại gì.  Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.

 tháp bà Po Nagar

Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả bốn tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử...

 tháp bà Po Nagar

Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao 23m, là tháp Po Nagar hay tháp Bà. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. 

Đây là một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với thành phố Nha Trang, đây là một điểm đến để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Chăm Pa cổ nơi đây. Hãy hiên hệ ngay thuxengay.com để lên lịch với nhiều loại xe phù hợp với nhu cầu đi lại và lịch trình của quý khách , và cho thuê xe 4-7 chỗ đến cho thuê xe 45 chỗ v.v..  Bên cạnh đó , quý du khách có thể tham khảo qua TOUR HÒN TẰM - NHA TRANG để tham khảo để lên thêm lịch trình cho chuyến đi của mình nhé .

 

hinh Đặt xe
1
Bạn cần hỗ trợ?